QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN XE ĐIỆN
logo

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 450/QD-TTg ngày 13/4/2022 phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt các Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải đã giao nhiệm vụ cho các ngành có liên quan, cụ thể gồm:

- Bộ Giao thông vận tải: Chủ trì xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng tiếp nhận chuyến giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng xanh; huy động nguồn lực trong nước và quốc tế, xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông và các nhiệm vụ khác nhằm thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; hoàn thiện chính sách đầu tư, thu hút đầu tư phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp nǎng lượng xanh cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh;

- Bộ Công Thương: Chủ trì phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bi giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; sản xuất,cung úng điện, năng lượng xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch đáp ứng nhu cầu trong nước; mở rộng phối trộn, cung ứng nhiên liệu sinh học; phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông;

- Bộ Tài chính: Chủ trì xây dựng, rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi hỗ trợ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phương tiện,trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư, chuyển đối đoàn phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, hạ tầng giao thông xanh;

- Bộ Xây dựng: Chủ trì hoàn thiện chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới; rà soát, ban hành các quy định, tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị có đường dành riêng cho xe đạp và xe đạp điện;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chủ trì phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh, phát triển giao thông phi cơ giới tại địa phương.

Một số vấn đề khó khăn, bất cập trong công tác quản lý nhà nước

- Về các quy định pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn: Các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về PCCC đối với các phương tiện còn chưa theo kịp tốc độ gia tăng của các phương tiện cơ giới chạy điện cũng như sự phát triển hạ tầng để phục vụ cung cấp điện cho các phương tiện như việc lắp đặt các trạm sạc tại các tòa nhà, nơi tập trung đông người... dẫn đến còn nhiều khó khǎn, lúng túng trong công tác quản lý nhà nước. Đặc biệt, dối với các quy định về PCCC với hạ tầng trạm sạc, ga ra xe điện, hiện chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định cụ thể.

- Về địa điểm xây dụng, bố trí hạ tầng xe điện: Đối với những nơi quy hoạch đô thị cơ bản đã hoàn thiện, việc điều chỉnh quy hoạch để bổ sung hạ tầng sạc xe điện gặp khó khăn. Các địa điểm có nhu cầu cấp thiết xây dựng, lắp đặt trạm sạc điện như: khu đô thị, nhóm nhà ở, tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông, trụ sở cơ quan..., diện tích hiện có ở những địa điểm này có hạn, chỉ có thể xây dựng, lắp đặt bổ sung trạm sạc điện trên cơ sởhạ tầng hiện có. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng trạm sạcđiện còn thấp, dẫn đến khóđạt được sự đồng thuận cao của các bên liên quan (chủ đầu tư, đơn vị vận hành kinh doanh, người dân...), nhất là các lo ngại về an toàn phòng chống cháy nổ.

- Về bảo đảm công suất điện cho hạ tầng xe điện: Mức tiêu thụ điện năng cần thiết cho hạ tầng sạc xe điện tương đối lớn. Mạng lưới phân phối điện hiện tại của khu vực, tòa nhà... có thể không đáp ứng được nhu cầu lắp đặt thiết bi sạc mới. Việc mở rộng công suất nguồn điện liên quan đến hệ thống phân phối điện hiện có, do đó không dễ dàng trong triển khai thực hiện vì liên quan đến vấn đề chưa có quy hoạch xây dựng, quy hoạch lưới điện cấp nguồn. Thực tế, tại nhiều khu chung cư, nhà ở đông người được lắp đặt các trạm sạc xe máy, xe đạp điện không được thẩm định, phê duyệt bởi cơ quan chức năng, chưa bảo đảm an toàn kỹ thuật (hầu hết vẫn là tự chia đường điện, tự sử dụng và không có các biện pháp an toàn cần thiết), có những khu chung cư cùng thời điểm cùng sạc nhiều xe điện, nguy cơ quá tải dẫn đến chập cháy là rất lớn.

- Về giao điện hạ tầng sạc xe điện: Giao diện hạ tầng xe điện còn chưa thống nhất, dẫn đến một trạm sạc xe điện thường chỉ dùng cho một hãng xe nhất định, điều này gây lãng phí và giảm hiệu suất, tỷ lệ sử dụng thiết bị sạc.

- Nǎng lực chữa cháy và trang bị phương tiện còn hạn chế: Khi xảy ra cháy liên quan đến pin xe điện, người dân và bảo vệ các tòa nhà với năng lực và trang thiết bị chữa cháy còn hạn chế dẫn đến hiệu quả chữa cháy không cao; đám cháy có thể phát triển, lan rộng hơn trước khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt tại đám cháy. Mặt khác, tuy pin xe điện không dễ xảy ra cháy, nhưng khi đãcháy thì rất khó dập tắt, đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng kỹ thuật cao trong khi đa số các chung cư chưa được trang bị các phương tiện, thiết bị này.

TIN MỚI NHẤT

TIỀM ẨN NGUYÊN NHÂN CHÁY TỪ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA XE MÁY SỬ DỤNG XĂNG

TIỀM ẨN NGUYÊN NHÂN CHÁY TỪ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA XE MÁY SỬ DỤNG XĂNG

Việt Nam là một trong những Quốc gia sử dụng
Thiết kế và thi công phòng hàn

Thiết kế và thi công phòng hàn

Phòng hàn của EVSAFES  Phòng hàn là một

CỘNG ĐỒNG