Các đám cháy đối với xe điện hiện nay trên thế giới đều được ghi nhận lại và thống kê nguyên nhân, nguyên nhân dẫn đến đám cháy xuất hiện nhiều nhất là xuất phát từ bộ lưu trữ năng lượng có thể sạc lại được (gọi là RESS - Rechargeable Energy Storage System) hay còn gọi là ắc quy, pin, cell…
Tổng quan tình hình cháy nổ
Mặc dù tỷ lệ cháy, nổ của các phương tiện giao thông sử dụng pin Li-ion thấp hơn nhiều so với xe sử dụng động cơ đốt trong; tuy nhiên, do mới xuất hiện trong thời gian gần đây nên cần phải được được kiểm chứng chất lượng sau thời gian dài sử dụng. Đồng thời thị trường xe điện vẫn đang trong quá trình tăng trưởng mạnh, vì vậy số lượng các vụ cháy nổ liên quan đến xe điện dự báo có thể gia tǎng trong thời gian tới.
Tại Mỹ, số vụ cháy liên quan đến pin Li-ion sử dụng trên xe máy, xe đạp điện năm 2019 tại New York là 30 vụ, năm 2021 là 104 vụ, đến năm 2023 tǎng vọt lên 268 vụ. Tại Australia, số liệu thống kê cho thấy, trong nǎm 2023, các vụ cháy xe đạp điện tại bang New South Wales đã tăng gấp 03 lần, lên đến 61 vụ/năm; chỉ tính riêng trong tháng 01/2024, số vụ cháy xe đạp điện được ghi nhận tại đây lên dến 06 vụ.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, đã xuất hiện một số vụ cháy, nổ liên quan đến xe điện, chủ yếu tập trung ở nhóm các loại xe máy điện, xe đạp điện. Một số vụ điển hình như: (1) Vụ cháy xe máy điện khi đang sạc xảy ra vào ngày 25/9/2020 tại phuờng Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. (2) Vụ cháy xe máy điện khi dang sạc tại hầm chung cư cao cấp Masteri Thảo Điền, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) xảy ra vào ngày 16/01/2022. (3) Vụ cháy xe máy điện khi đang sạc tại hầm chung cư Eco Green City, Nguyễn Xiễn, huyện Thanh Trì,Hà Nội xảy ra vào ngày 09/7/2022. (4) Vụ cháy, nổ xe máy điện khi đang sạc bị chập vào ngày 13/7/2023 tại phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa khiến 02 người chết. (5) Vụ cháy nhà ở cho thuê trọ xảy ra vào ngày 24/5/2024 tại phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội làm 14 người chết,03 nguời bị thương.
Đặc điểm của các đám cháy đối với xe điện
Đặc điểm chung của các đám cháy xe điện là xuất phát từ hệ thống RESS, đây là bộ phận có nguy cơ cháy nổ cao nhất ở trên xe. Do đặc điểm lưu trữ năng lượng điện năng rất lớn dưới dạng năng lượng hóa học, các phản ứng hóa học xảy ra tại các điện cực Anot và Catot sinh ra dòng điện và được chuyển hóa thành cơ năng nên khả năng gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn cháy nổ là rất cao. Một khi đã bị chập cháy thì các phản ứng xảy ra rất mãnh liệt và không có cách nào để dừng lại, giải phóng một lượng lớn khí độc hại ra môi trường và thường thiệt hại lớn về tài sản cũng như con người. Các đám cháy liên quan tới pin xe điện thường rất khó để dập tắt, đám cháy do các phản ứng hóa học không cần tới ô xy nên các biện pháp chữa cháy thông thường đều không có tác dụng, chỉ chờ cháy xong và tự tắt.
Các nguyên nhân chính dẫn tới các đám cháy xe điện
Đây là một câu hỏi lớn và hiện tại trên thế giới chưa có câu trả lời thỏa đáng chính xác cho nguyên nhân cháy đối với các loại xe điện. Nói chung không cứ gì xe điện, xe xăng cũng xảy là cháy rất nhiều nguyên nhân ban đầu được xác định là xuất phát từ chập hệ thống điện, nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chất lượng xăng.
Theo thống kê từ các số liệu của Cục PCCC & CNCH thì phần lớn các đám cháy xảy ra đối với phương tiện giao thông là không xác định được bởi khi cháy xong rất khó có thể điều tra được nguyên nhân cháy do phương tiện và các hệ thống tổng thành đã bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ có phần ít các đám cháy được dập tắt mới có thể tìm ra được vị trí và tác nhân gây cháy.
STT |
NGUYÊN NHÂN |
SỐ VỤ CHÁY XE |
||
NĂM |
||||
2014 |
2015 |
2016 |
||
1 |
Số vụ cháy ô tô đã xác định được nguyên nhân |
56 (40,2%) |
59 (45,0%) |
28 (36,8%) |
1.1 |
Sự cố hệ thống điện (chập điện, quá tải, đánh tia lửa điện, phóng điện…) |
30 (21,4%) |
27 (20,7%) |
13 (17,1%) |
1.2 |
Sơ xuất trong sử dụng (rơm rạ, nilon, giẻ quấn vào ống xả, sơ xuất dùng đèn, nến gây cháy hoặc do cháy lan vào ô tô) |
08 (5,7%) |
07 (5,3%) |
03 (3,9%) |
1.3 |
Sự cố kỹ thuật, thiết bị (nổ lốp, kẹt ống pô, bó phanh…) |
12 (8,6%) |
13 (9,9%) |
04 (5,3%) |
1.4 |
Tai nạn giao thông |
03 (2,1%) |
10 (7,5%) |
05 (6,6%) |
1.5 |
Do đốt (bệnh lý, tân thần, say riệu, mâu thuẫn…) |
03 (2,1%) |
02 (1,5%) |
03 (3,9%) |
2 |
Chưa rõ nguyên nhân |
84 (59,8%) |
72 (55,0%) |
48 (63,2%) |
1 |
Số vụ cháy xe máy đã xác định được nguyên nhân |
08 (42,1%) |
10 (27,0%) |
08 (44,5%) |
1.1 |
Sự cố hệ thống điện (chập điện, quá tải, đánh tia lửa điện, phóng điện…) |
02 (10,5%) |
04 (10,8%) |
0 |
1.2 |
Sơ xuất trong sử dụng (rơm rạ, nilon, giẻ quấn vào ống xả, sơ xuất dùng đèn, nến gây cháy hoặc do cháy lan vào ô tô) |
01 (5,2%) |
0 |
01 (5,6%) |
1.3 |
Sự cố kỹ thuật, thiết bị (nổ lốp, kẹt ống pô, bó phanh…) |
02 (10,5%) |
02 (5,4%) |
01 (5,6%) |
1.4 |
Tai nạn giao thông |
02 (10,5%) |
01 (2,7%) |
02 (11,2%) |
1.5 |
Do đốt (bệnh lý, tân thần, say riệu, mâu thuẫn…) |
01 (5,2%) |
05 (13,5%) |
04 (22,4%) |
2 |
Chưa rõ nguyên nhân |
11 (57,9%) |
27 (73,0%) |
10 (55,5%) |