CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG SỬ DỤNG ĐIỆN
logo

Các phương tiện giao thông là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất toàn cầu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và cực đoan, 147 Quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã tham gia ký kết Công ước COP26. Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành ra soát và đưa ra phương án giảm thiểu lượng phát thải các bon. Bộ GTVT đang có nhiều động thái tích cực nhằm thúc đẩy chuyển đổi phương tiện xanh xử dụng năng lượng sạch, phương tiện sử dụng điện hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zezo) vào năm 2050.

Hội nghị về biến đổi khí hậu COP26

COP là viết tắt của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), số 26 biểu thị đây là hội nghị lần thứ 26. Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) được tổ chức thường niên, là nơi họp chính thức của các bên tham gia nhằm đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu.

Ngày 14/7/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo.

Mục tiêu của ngành GTVT trong việc thực hiện cam kết COP26

Để hiện thực hóa cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mêtan của ngành GTVT.

Trong đó, giai đoạn 2022 - 2030 sẽ thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Từ năm 2025, có 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

Từ năm 2030, có 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông.

Triển khai thực hiện cam kết COP26

Một trong những mục tiêu của COP26 là gia tăng doanh số các loại ôtô không phát thải như ôtô điện. Ngày 20/10/2022, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quan Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển phương tiện giao thông đường bộ sử dụng điện hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh”

Thị trường xe điện trên toàn thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh trong suốt những năm gần đây, với doanh số vượt trên 10 triệu chiếc vào năm 2022. Cho đến hết năm 2022, xe điện chiếm 14% tổng doanh số bán xe mới toàn cầu, so với mức 9% vào năm 2021 và 5% vào năm 2020.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến nay đã khoảng 26 triệu xe điện được bán trên toàn cầu (bao gồm cả các xe plug-in hybrid), tăng 60% so với năm 2021. Trong năm 2023, dự đoán doanh số xe điện có thể đạt mức 14 triệu xe.

Nhu cầu xe điện cũng đang tăng mạnh tại khu vực Đông Nam Á. Theo Công cụ theo dõi xe điện tại Đông Nam Á, doanh số bán xe điện chạy pin (BEV) quý II năm 2023 trong khu vực đã tăng hơn 8 lần nhờ nhu cầu mạnh mẽ tại Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

Trước đó theo thống kê, năm 2022, doanh số xe điện (EV) tại Đông Nam Á chiếm khoảng 2% tổng doanh số bán ô tô. Trong đó, Thái Lan đứng đầu khi ôtô điện chiếm tới 58% doanh số bán ôtô, tiếp theo là Indonesia và Việt Nam với lần lượt là 19,5% và 15,8%.

Những năm qua, doanh số bán xe điện tại Việt Nam cũng đã có những bước tiến mới khi hàng loạt mẫu xe điện được bán rộng rãi trên thị trường. Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng xe ôtô điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nếu năm 2021, chỉ có 167 xe ôtô điện sản xuất lắp ráp và nhập khẩu được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận thì đến nay đã có khoảng 22 nghìn ôtô thuần điện, hơn 11 nghìn xe hybrid (kết hợp sử dụng xăng điện). Cả nước hiện cũng đã có hơn 2 triệu mô tô - xe gắn máy điện và hơn 700 nghìn xe đạp điện.

Việc thúc đẩy chuyển đổi sử dụng giao thông điện có thể coi là một bước đi tiên phong của ngành Giao thông vận tải nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

TIN MỚI NHẤT

TIỀM ẨN NGUYÊN NHÂN CHÁY TỪ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA XE MÁY SỬ DỤNG XĂNG

TIỀM ẨN NGUYÊN NHÂN CHÁY TỪ HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA XE MÁY SỬ DỤNG XĂNG

Việt Nam là một trong những Quốc gia sử dụng
Thiết kế và thi công phòng hàn

Thiết kế và thi công phòng hàn

Phòng hàn của EVSAFES  Phòng hàn là một

CỘNG ĐỒNG